Ngày nay có khá nhiều tình trạng đáng thương không may mắc
phải những căn bệnh tâm thần, khiến tinh thần không minh mẩn họ thường đi lại
trên đường phố nhưng chẳng ai quan tâm thậm chí còn trù ẻo nói xấu, thậm chí là
khinh bỉ. Giữa con người với nhau nếu chúng ta cứ tạo ra cho mình những kỳ thị
không tốt sẽ làm cho bạn ngày càng xấu đi. Vì vậy ngay hôm nay chúng ta cũng
nên quan tâm tới những người không may mắn mang cho mình những căn bệnh đáng
thương. Nhờ những thiết bị
camera quan sat
nguy trang giúp bạn có thể giúp những người bệnh này tìm được nhà hoặc
không bị nói xấu. Cùng tham khảo trường hợp dưới đây để biết được thực trạng hiện
nay của xã hội này nhé.
Mới đây, cảnh sát New Zealand đã thực hiện thành công một
video thực nghiệm xã hội nhằm đánh giá cụ thể về phẩm chất con người của những
nhân viên hành pháp tại quốc gia này.
Trong đoạn camera ẩn, diễn viên được chọn sẽ vào vai một cụ
bà có thần trí không minh mẫn đang ngẩn ngơ đi lại trên vỉa hè đông người.
Ngoài ra, để tăng thêm tính chân thực cho câu chuyện thì cụ
bà kia còn khoác lên mình những món đồ cũ kĩ và âu yếm một chú gấu nhồi bông
rách nát.
Theo đoạn video được ghi lại, có thể thấy nhiều người đã vô
tình đi qua đoạn đường trên mà không hề để mắt tới "cụ bà mất trí",
thậm chí họ còn chẳng buồn giúp đỡ hay hỏi han tới cụ bà này dù chỉ một câu.
Mặc cho bà cụ đáng thương vẫn đứng đó và bước đi vô định giữa
phố phường nhộn nhịp nhưng cũng chỉ nhận về vài cái nhìn dò xét cùng dăm ba lời
đàm tiếu khó nghe của người đời.
Một diễn viên đã đóng giả một cụ bà thần trí không minh mẫn,
chỉ mặc một chiếc váy ngủ cũ và đi một đôi tất giữa phố phường đông đúc.
Phải vài tiếng sau mới có một người phụ nữ tốt bụng tới gần
hỏi chuyện và giúp đỡ cụ bà trở về với gia đình của mình.
Được biết, thí nghiệm xã hội này là một phần trong hàng loạt
các thí nghiệm xã hội khác được thực hiện bởi cảnh sát New Zealand nhằm mục
đích tuyển dụng nhân viên hành pháp, đồng thời cũng giúp người dân thấy được những
phẩm chất cần thiết của một người cảnh sát chân chính.
Tuy các thí nghiệm xã hội trên được dùng để quảng cáo tuyển
dụng, song nội dung của chúng lại hoàn toàn thiết thực với cuộc sống hiện nay.
Dĩ nhiên, người được quay sẽ không hề biết mình đang bị thử thách nên tính chân
thực cũng vì thế mà tăng cao hơn.
Nói về đoạn video cụ thể trong bài, đại diện văn phòng cảnh
sát New Zealand còn cho biết thêm: "Dẫu không chuyên giải quyết các trường
hợp có vấn đề về tâm thần, lực lượng cảnh sát vẫn thường xuyên là đơn vị đầu
tiên phải tiếp nhận giải quyết những trường hợp tương tự".
Vì vậy, các nhân viên cảnh sát cần phải có thái độ bình tĩnh
và thấu hiểu trước khi tiếp xúc với những người có vấn đề về tâm thần, kể cả
trong những điều kiện khó chịu nhất.
Với trường hợp trên bạn cũng nên suy nghĩ về hành động của
mình khi ra đường gặp những người mắc bệnh tâm thần. Việc làm có thể nhỏ bé
nhưng sẽ giúp phần nào an ủi cho bản thân người bị bệnh, phá đi những khoảng
cách không nên có giữa người với người.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét