Thiết bị cực siêu nhỏ được ví như hạt gạo
Thông qua các công cụ tìm kiếm trên Google hay phương tiện
quảng cáo trên tivi internet bạn đã có thể dễ dàng tìm cho mình món “hàng nóng”
công cụ cực siêu nhỏ để phục vụ việc gian lận trong các cuộc thi cử.
Thiết bị gian lận thi cử được bày bán tràn lan trên các mạng
xã hội
Việc gian lận trong thi cử không còn là vấn đề xa lạ nữa
ngày nay tình trạng đó ngày càng nhiều bởi những thiết bị vô cùng thông minh
làm chúng ta khó có thể nhận biết. Vấn đề gian lận trong thi cử là một trong những
hình thức gian lận làm cho học sinh, sinh viên trở nên lười biếng, ỉ lại dù đạt
được mức điểm khá cao nhưng kiến thức lại rổng tếch. Tất cả cũng chỉ là đối
phó, bạn sẽ nhận ra những hậu quả khó lường khi rời khỏi ghế nhà trường. Nếu bị
phát hiện thì bạn sẽ bị chỉ thi, thậm chí là đình chỉ học.
Khảo sát thực tế số điện thoại 0972***** của một trang bán
hàng tai nghe không dây có địa chỉ tại phố Khâm Thiên (Hà Nội), PV ngay lập tức
được nhân viên bán hàng của shop này tư vấn cho hàng loạt
thiết
bị nghe lén siêu nhỏ được quảng cáo là sản phẩm đời mới, hiện đại
và tinh vi nhất.
Đặc điểm của các tai nghe không dây, thiết bị nghe lén kiểu
mới được ngụy trang dưới nhiều hình thức: Giống sim điện thoại bình thường, giống
thẻ ATM, các loại tai siêu nhỏ hoạt ddoognj bằng từ trường, kích thước chỉ 3mm;
ngoài ra còn có loại thiết kế siêu nhỏ chỉ bằng hạt gạo bỏ vào tai nghe là bạn
có thể mang vào phòng thi. Giá bán các thiết bị này khoảng tầm 3-4 tr đồng. Nếu
người dùng không đủ tài chính để mua thì có thể lựa chọn hình thức đi thuê với
giá cực yêu đãi chỉ 350-400 nghìn đồng là bạn có thể sử dụng.
Nhân viên một cửa hàng trên phố Xã Đàn (Hà Nội) cho biết, có
thiết bị khác rẻ hơn nhưng khi đi thi phải mang điện thoại vào trong phòng thi
để kết nối với thiết bị nhỏ đưa vào tai. Thiết bị này thường được sinh viên, đặc
biệt là sinh viên tại chức mua. Còn đối với thí sinh thi THPT quốc gia hoặc ĐH
tuyệt đối không được mang điện thoại, kể cả không bật nguồn nên dùng loại ngụy
trang thẻ ATM, sim điện thoại là an toàn nhất.
“Với loại thẻ đời mới này, thí sinh sẽ không phải mang điện
thoại vào phòng thi mà vẫn nhận được
thông tin nhờ cục thu sóng gắn vào sim bên trong cái thẻ. Thí sinh chỉ cần bỏ
thiết bị vào trong lỗ tai, thiết bị này sẽ được kết nối với bên ngoài rất bí mật,
không ai có thể phát hiện được. Bên ngoài chỉ việc đọc đáp án vào, âm thanh
nghe rất rõ. Thời gian sử dụng mỗi lần lên tới 3 giờ” – nhân viên này nói.
Khi PV thắc mắc với
những môn thi trắc nghiệm thì không thể đọc từng câu hỏi và đáp án ra ngoài
phòng thi được, như thế sẽ dễ bị lộ, nhân viên này mách thêm “bí kíp”: “Tốt nhất
là mua thêm 1 chiếc
bút
camera giá 400.000 đồng để chụp đề thi gửi ra ngoài, như thế thì thí
sinh chỉ cần ngồi rung đùi mà nghe đáp án thôi” – nhân viên này nói.
“Siết” gian lận thi cử
Nói về vấn đề này, thầy Trần Văn Lợi – giảng viên một Trường
ĐH dân lập tại Hà Nội, người đã từng nhiều năm tham gia làm giám thị tại các kỳ
thi ĐH- CĐ cho biết: Để phát hiện thí sinh dùng tài liệu, quay copy, nhìn bài
thì đơn giản, nhưng thí sinh dùng thiết bị công nghệ cao để gian lận thì phải
người coi thi có kinh nghiệm mới phát hiện được: “Trong các kỳ tập huấn coi
thi, các giám thị cũng phải lên mạng tìm hiểu để cập nhật các công nghệ mới
không sẽ dễ bị thí sinh… qua mặt” – thầy Lợi nói. Cũng theo thầy Lợi, việc dùng
thiết bị chỉ phù hợp với các môn tự luận, cần lý thuyết nhiều.
Mới đây, trong dự thảo quy chế kỳ thi THPT quốc gia và xét
tuyển ĐH, CĐ năm 2017, Bộ GDĐT đã có nhiều biện pháp “siết” gian lận trong thi
cử. Cụ thể, ngoài việc chuyển tất cả các môn sang hình thức trắc nghiệm (trừ
môn văn), mỗi thí sinh sẽ có một mã đề riêng. Thí sinh tự do, thí sinh hệ giáo
dục thường xuyên sẽ được bố trí phòng thi riêng. Ngoài ra, thí sinh sẽ không được
rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài môn trắc nghiệm. Đối với môn tự
luận, thí sinh có thể được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2/3 thời
gian làm bài và phải nộp bài kèm đề thi, giấy nháp.
Trong dự thảo, Bộ GDĐT cũng khẳng định nếu phát hiện sai phạm
nghiêm trọng trong kỳ thi, có thể trình Bộ trưởng GDĐT quyết định một trong các
hình thức: Đình chỉ tạm thời hoạt động thi hoặc tổ chức thi lại trong Hội đồng
thi hoặc trong cả nước; đình chỉ hoạt động, xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo Hội
đồng thi và thành viên của Hội đồng thi mắc sai phạm; đề xuất Bộ trưởng GDĐT
thành lập Hội đồng chấm thẩm định, các đoàn thanh tra.
Với các biện pháp này, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng
định trước Quốc Hội: “Thí sinh sẽ không thể học tủ, nhìn bài, nhắc đáp án và sử
dụng thiết bị khi làm bài trắc nghiệm kỳ thi THPT quốc gia”.
Công nghệ đôi khi lại là con dao hai lưỡi nếu chúng ta sử dụng
đúng cách thì nó sẽ hoàn toàn có lợi cho bạn nếu quá lạm dụng hoặc sử dụng cho
những mục đích như gian lận thi cử, nghe lén người khác thì sẽ là điều mà bạn
không nên làm bởi nó sẽ làm hại bạn, bạn chỉ có thể đối phó với những thứ trước
mắt mà không nghĩ tới những hậu quả khó lường mà nó mang tới.
Hy vọng bài viết dưới đây là một trong những khuyến cáo,
cũng như bài học cho những học sinh, sinh viên để biết và chấp hành nghiêm chỉnh
hơn trong quá trình học tập của mình.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét